Lớp 11

Bài 5 trang 48 SGK Ngữ văn 11 tập 2

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 5 trang 48 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập Hai phần đọc hiểu soạn bài Nhớ đồng của Tố Hữu chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bàiNhận xét chung về sự vận động của tâm trạng tác giả trong bài thơ.

Trả lời bài 5 trang 48 SGK văn 11 tập 2

Cách trả lời 1:

Bạn đang xem: Bài 5 trang 48 SGK Ngữ văn 11 tập 2

Sự vận động của tâm trạng tác giả trong bài thơ:

– Tâm trạng cô đơn, hiu quạnh khi nghe tiếng hò trong nhà tù ngột ngạt.

– Tâm trạng mong nhớ thiết tha hướng về cuộc sống và quê hương bên ngoài.

– Hồi tưởng lại cuộc đời của chính mình, từ những ngày vô định trước khi gặp cách mạng đến khi hạnh phúc trong ánh sáng của lí tưởng.

– Khát khao ra khỏi nhà tù, về với tự do, chán ghét thực tại tù túng, chật hẹp

– Nỗi nhớ xuyên suốt toàn bài thơ: nhớ đồng quê, thương nhớ cuộc sống, thương nhớ đồng bào.

Tham khảo thêm văn mẫu: Phân tích bài thơ Nhớ đồng của Tố Hữu

Cách trả lời 2:

Bài thơ là mạch cảm xúc trôi chảy của tác giả. Sự bức bối trong nhà tù, sự cô đơn của nhà thơ bắt gặp tiếng hò quê hương tha thiết, đó là nguyên nhân khởi nguồn cho bao cảm xúc nhớ thương của nhà thơ về quê hương, về đồng bào. Để rồi từ đó càng dậy lên trong lòng nhà thơ khát khao được tự do, khát khao hành động, khát khao thực hiện lí tưởng hòng đem lại độc lập cho dân tộc, sự no ấm cho quê hương. Mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ tự nhiên mà lô gích. Nó rất hợp với tâm trạng của một người chiến sĩ trẻ đang khao khát hành động nhưng lại bị giam cầm, tù hãm.

Cách trả lời 3:

Sự vận động tâm trạng của tác giả trong bài thơ:

Từ tiếng hò → đồng quê → đồng bào → nhớ chính mình → từ quá khứ → hiện tại → say mê lí tưởng → khát khao tự do.

=> Bài thơ không dừng lại ở nỗi thương nhớ đồng quê mà còn là thương nhớ cuộc sống, thương nhớ đồng bào, khao khát tự do, bất bình với thực tại tù đày.

>>> Đọc thêm: Bình giảng một đoạn thơ trong bài Nhớ đồng

Với 3 cách trả lời bài 5 trang 48 SGK ngữ văn 11 tập 2 đã giới thiệu trên đây, các em sẽ có thêm những thông tin hữu ích để chuẩn bị bài và soạn bài Nhớ đồng (Tố Hữu) trong chương trình Soạn văn 11 tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

Trả lời câu hỏi bài 5 trang 48 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Nhớ đồng ngữ văn 11.

Đăng bởi: THPT Lê Thánh Tôn

Chuyên mục: Lớp 11

THPT Lê Thánh Tôn

@ Trường THPT Văn Hiến đã trải qua hơn 20 năm phát triển với rất nhiều thế hệ học sinh thành đạt và luôn là một trong những trường THPT top đầu của khối ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button