Lớp 11

Trắc nghiệm bài Thao tác lập luận phân tích

Đề trắc nghiệm Thao tác lập luận phân tích có đáp án chi tiết giúp bạn ôn tập, củng cố kiến thức đã học về thao tác lập luận phân tích trong văn nghị luận.

Câu 1. Chọn đáp án đúng về khái niệm phân tích:

A. Phân tích là chia tách đối tượng, sự vật hiện tượng thành nhiều bộ phận, yếu tố nhỏ để đi sâu xem xét kĩ lưỡng nội dung và mối liên hệ bên trong của đối tượng.

Bạn đang xem: Trắc nghiệm bài Thao tác lập luận phân tích

B. Phân tích là cách giải nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người đó hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề.

C. Phân tích là bàn bạc, đánh giá, nhận xét về một vấn đề nào đó.

D. Dùng những bằng chứng chân thực, đã được chứng tỏ để thừa nhận đối tượng.

Câu 2. Đối tượng phân tích trong bộ môn văn học là:

A. Một nhận định, một văn bản

B. Tác phẩm, một phần tác phẩm

C. Nhân vật, các yếu tố cụ thể

D. Hình tượng

Câu 3. Tác dụng của phân tích là:

A. Làm rõ đặc điểm về nội dung

B. Làm rõ đặc điểm về cấu trúc và các mối quan hệ bên trong, bên ngoài của đối tượng

C. Làm rõ đặc điểm về hình thức

D. Thấy được giá trị ý nghĩa của sự vật hiện tượng

Câu 4. Yêu cầu khi phân tích là gì?

A. Phải nắm vững đặc điểm hình thức của đối tượng để chia tách một cách hợp lí.

B. Phải nắm vững đặc điểm cấu trúc của đối tượng để chia tách một cách hợp lí.

C. Phải nắm vững đặc điểm nội dung của đối tượng để chia tách một cách hợp lí.

D. Phải nắm vững đặc điểm ý nghĩa của đối tượng để chia tách một cách hợp lí.

Câu 5. Cách làm khi phân tích:

A. Khám phá chức năng biểu hiện của các chi tiết.

B. Dùng phép liên tưởng để mở rộng nội dung, ý nghĩa.

C. Cả hai đáp án trên đều đúng.

D. Cả hai đáp án trên đều sai.

Câu 6. Mục đích của phân tích đề làm gì?

A. Là làm rõ đặc điểm về nội dung, hình thức, cấu trúc và các mối quan hệ bên trong, bên ngoài của đối tượng (sự vật, hiện tượng).

B. Là đọc hiểu nội dung chính của bài văn

C. Là liệt kê những luận điểm cần làm rõ

Câu 7. Lập luận phân tích là chia nhỏ đối tượng ra thành từng phần, rồi xem xét kĩ từng phần đó cả về mặt hình thức và nội dung, về các mối quan hệ bên trong cũng như bên ngoài của chúng. Cuối cùng là khái quát toàn bộ để đưa ra được kết luận về bản chất của đối tượng đó một cách xác thực, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 8. Những yêu cầu của một lập luận phân tích là gì?

A. Xác định vấn đề cần phân tích.

B. Chia vấn đề thành những phần, khía cạnh nhỏ.

C. Khái quát tổng hợp.

D. Tất cả các ý trên

Câu 9. Cần dựa trên những tiêu chí, quan hệ gì phân tích

A. Quan hệ giữa các yếu tố tạo nên đối tượng

B. Quan hệ nhân quả

C. Quan hệ giữa đối tượng và các đối tượng liên quan

D. Quan hệ giữa người phân tích và đối tượng liên quan

E. Tất cả các đáp án trên

Câu 10. Đối tượng nào không là đối tượng phân tích trong các bài văn nghị luận (xã hội và văn học)?

A. Hiện tượng ô nhiễm môi trường

B. Giá trị nghệ thuật, nội dung và giá trị nhân đạo của một tác phẩm

C. Hiện tượng vô cảm trong xã hội

D. Đối tượng truy nã hình sự

Câu 11. Vẻ đẹp ngôn ngữ nghệ thuật trong bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương được thể hiện như thế nào?

A. Nghệ thuật sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh và cảm xúc, có sức biểu đạt cao tư tưởng và tâm trạng của nhân vật trữ tình

B. Nghệ thuật sử dụng sóng đôi các cặp từ trái nghĩa

C. Nghệ thuật điệp từ, sử dụng động từ mạnh

D. Tất cả các ý trên

đáp án Trắc nghiệm bài Thao tác lập luận phân tích

Câu Đáp án Câu Đáp án
Câu 1 A Câu 7 A
Câu 2 D Câu 8 D
Câu 3 D Câu 9 E
Câu 4 B Câu 10 D
Câu 5 B Câu 11 A
Câu 6 A
Ôn tập lý thuyết

Đăng bởi: THPT Lê Thánh Tôn

Chuyên mục: Lớp 11

THPT Lê Thánh Tôn

@ Trường THPT Văn Hiến đã trải qua hơn 20 năm phát triển với rất nhiều thế hệ học sinh thành đạt và luôn là một trong những trường THPT top đầu của khối ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button